MẸ XIN LỖI CON

0
70
5/5 - (2 bình chọn)
Giờ có hối hận và thấy có lỗi với con như thế nào cũng không kịp chỉ vì thói quen cho con xem nhiều điện thoại. Từ lúc con hơn 2 tuổi bố mẹ đã bắt đầu cho con xem các chương trình trên Youtube rồi dần hình thành cho con thói quen ăn cho xem điện thoại, nghịch cho xem điện thoại, khóc cho xem điện thoại… Mặc dù biết rằng xem điện thoại nhiều không tốt nhưng chỉ vì suy nghĩ chủ quan ngu dốt của mẹ mà giờ con phải khổ.
Cách đây 3 tháng, cô giáo dạy kèm của con nói với mẹ con có biểu hiện của bệnh tăng động giảm chú ý, ngồi học không tập trung, cứ luôn tay luôn chân và học trước quên sau nhưng mẹ không tin lắm mẹ chỉ nghĩ con trai mẹ nghịch và bướng thôi; cô nói nhiều nên mẹ quyết định cho con đi khám ở Nhi TW.Bước đầu tiên bác sĩ tiếp xúc với con đã nói: “cháu có biểu hiện của bệnh tăng động giảm chú ý”, rồi cho con đi làm bài test để xác định.
Cuối cùng bác sĩ kết luận con bị bệnh với chỉ số tăng động 5/9 và giảm chú ý 4/9 mặc dù IQ của con khá cao: 120. Giờ thì con phải uống thuốc liên tục và 2 tháng quay lại khám lấy thuốc 1 lần. Nhưng chưa dừng ở đó, điện thoại còn có tác hại kinh khủng hơn tới đôi mắt của con khi mẹ thấy con viết chữ nghệch ngoạc, không đúng ô ly, nhìn gì cũng phải nheo mắt mẹ cho đi cắt kính nhưng đi 2 cửa hàng không cho nào dám cắt họ khuyên mẹ cho con lên Hà Nội để điều trị. Lúc này mẹ cũng mới chỉ nghĩ lên đó điều trị và đeo kính mắt con sẽ khỏi.
Nhưng cách đây 2 tháng, mẹ cho con lên phòng khám chuyên khoa mắt Hà Nội thì từ chỗ đo cho đến khi gặp bác sĩ ai cũng phải thốt lên: “Ôi sao còn bé mà bị nặng như thế này? Sao không cho con đi khám sớm?”. Bác sĩ cho con chụp đáy mắt và nói mắt bị cận loạn nặng, đáy mắt bị tổn thương có dấu hiệu thoái hóa. Lúc này mẹ bắt đầu lo lắng nhưng vẫn nghĩ là sẽ chữa khỏi sau đó lấy thuốc về cho con điều trị và cứ nghĩ mắt con đã ổn. Đến hôm qua, mẹ cho con đi tái khám sau 2 tháng thì bsi nói mắt con vẫn chưa có tiển triển vẫn nặng như vậy đo độ cận loạn đến 6.5° và giờ con phải đeo cái kính dày như đít chai rồi phải bịt 1 mắt kể cả lúc đi học , con còn bị tật nhược thị, mẹ chỉ nghe bác sĩ nói bệnh đó có thể gây mù hoặc lác nhưng khi mẹ tìm hiểu mẹ mới thật sự sốc: Bệnh nhược thị nếu phát hiện sau 7 tuổi sẽ không thể chữa khỏi và lâu dần con sẽ bị mù… Mẹ hối hận và thương con vô cùng nhưng đã muộn.
Mẹ xin lỗi con! Mẹ hứa sẽ làm mọi thứ để đôi mắt của con khỏe trở lại. Nhân tiện, cha mẹ nào đang dùng điện thoại để dỗ con nhỏ thì dừng lại ngay nhé vì nó có tác hại khủng khiếp đến trí não và đôi mắt của trẻ. Đừng để đến lúc như em thì khóc lóc hối hận cũng không giải quyết được gì… ????
Nguồn: Phạm Hiền

Mẹ ơi, con rất hiểu những gì mẹ đang trải qua và cảm giác hối hận và lo lắng mà mẹ đang cảm nhận. Chúng ta đều có những quyết định mà sau này có thể nhìn lại và cảm thấy mình đã sai, nhưng quan trọng là chúng ta học hỏi từ những sai lầm đó và cố gắng làm tốt hơn cho con cái của mình.

Việc cho trẻ xem nhiều điện thoại từ khi còn nhỏ có thể dẫn đến nhiều hệ quả không mong muốn, như mẹ đã trải qua với con. Nhưng việc mẹ đã nhận ra và hành động để tìm kiếm sự trợ giúp cho con là rất quan trọng và đáng khen ngợi. Con tin rằng việc đưa con đi khám và điều trị là bước đầu tiên quan trọng trong quá trình giúp con hồi phục.

Đôi mắt và sức khỏe của trẻ rất quan trọng, và việc tìm kiếm sự chăm sóc chuyên môn từ các bác sĩ là rất cần thiết. Đôi khi, chúng ta không thể làm gì để thay đổi quá khứ, nhưng chúng ta có thể làm những điều tốt nhất cho tương lai của con mình.

Dưới đây là một số gợi ý mà mẹ có thể cân nhắc:

  1. Tiếp tục Điều trị và Tái Khám: Đảm bảo rằng mẹ theo dõi sát sao quá trình điều trị của con và tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ. Đừng ngần ngại tìm kiếm ý kiến của nhiều bác sĩ nếu cần.
  2. Giảm Thiểu Thời Gian Sử Dụng Điện Thoại: Cố gắng hạn chế thời gian con tiếp xúc với màn hình và tìm các hoạt động thay thế lành mạnh để giúp con phát triển toàn diện hơn.
  3. Tạo Môi Trường Học Tập Tốt: Đảm bảo rằng con có môi trường học tập thoải mái và không bị phân tâm. Giúp con tập trung vào học tập và các hoạt động ngoại khóa cũng rất quan trọng.
  4. Tạo Kế Hoạch Dài Hạn: Cùng con lập kế hoạch cho việc học và điều trị, và làm cho con cảm thấy được ủng hộ và yêu thương.
  5. Chia Sẻ Kinh Nghiệm: Như mẹ đã làm, chia sẻ kinh nghiệm của mình có thể giúp những bậc phụ huynh khác nhận thức và điều chỉnh hành vi của mình trước khi quá muộn.

Mẹ hãy tiếp tục chăm sóc và hỗ trợ con, và hãy tin rằng việc mẹ đang làm là hết sức quan trọng. Chúng ta không thể thay đổi quá khứ, nhưng chúng ta có thể làm mọi thứ trong khả năng của mình để xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn cho con.

Chúc mẹ và con sớm vượt qua khó khăn này và tìm thấy sự bình an

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận